Câu chuyện của ray trượt và hộc kéo

Please Share

Thực tế thì một số người vẫn chuộng đồ thủ nội thất thủ công truyền thống. Trong ngành công nghiệp tủ bếp thì những mảnh cắt kim loại là điểm nhấn và cũng có nhiều rắc rối trong việc lắp đặt các ngăn kéo tủ cũng như ngăn kéo đồ nội thất. Vì vậy, việc chọn lựa ray trượt phù hợp chính là một thử thách. Trong phần hướng dẫn này, tôi sẽ chỉ cho bạn những ray trượt phù hợp, giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

Có hai lựa chọn cho bạn tìm mua ray trượt: Bạn muốn biên độ ngăn kéo của bạn kéo dài đến đâu? (Hình A, B, C) Làm thế nào để gắn các ray trượt vào ngăn kéo (Ray trượt bên). Đây là loại ray trượt được gắn vào hai bên ngăn kéo và hai bên hộc chứa. Ngoài ra còn có ray trượt giữa (hình D) và ray trượt dưới (hình E). Bạn cũng có thể xem qua loại ray trượt bên dưới ngăn kéo (hình F). 

Hình A: Đây là ray trượt có giá thành rẻ, dễ lắp đặt, bạn có thể mở ngăn kéo ra được ¾. Loại ray này có thể tìm được ở các cửa hàng kim khí địa phương hay các home centers. 

Hình B: Ray trượt mở rộng hoàn toàn cho phép sử dụng toàn bộ phần ngăn kéo. Loại ray này có nhiều loại – tùy vào trọng lượng vật chứa mà bạn đặt vào ngăn kéo. Giá thành của loại ray trượt này cũng cao hơn loại ¾ trong hình A. Việc sử dụng ray trượt này ngày càng trở nên phổ biến, nhưng để chọn được kích thước tốt nhất thì có thể bạn phải đặt hàng từ các nhà cung cấp sản phẩm gỗ. Việc lắp đặt loại ray này cũng rất dễ dàng. Một số nhà sản xuất cũng sản xuất sẵn loại ray trượt này. 

Hình C: Ray trượt bản rộng là sự lựa chọn tốt nhất, cho phép ngăn kéo mở rộng cực đại ra khỏi bề mặt của tủ. Ray trượt bản rộng có mức giá bán mắc hơn, biên dạng cũng cao hơn ray trượt mở rộng hoàn toàn, việc lắp đặt cũng dễ dàng. Ngoài việc dễ sử dụng, loại ray trượt này cũng có khả năng chịu lực tốt hơn 50% so với ray trượt mở rộng hoàn toàn.  

Hình D: Ray trượt giữa là một trong những loại ray khó sử dụng nhất, nhưng chỉ cho phép mở rộng ¾ và có đánh giá trọng lượng khá thấp. Vì nhiều loại ngăn kéo chỉ yêu cầu sử dụng một ray trượt, và giá thành của loại ray này cũng chỉ bằng khoảng một nửa loại ray trượt hai bên. Dù việc cài đặt khá đơn giản nhưng bạn cũng phải cần một chút sáng tạo. Chêm thêm một miếng ván 18mm sẽ giúp tạo khoảng cách hoạt động cho loại ray này được tốt hơn. 

Photo E: Dù mới xuất hiện trên thị trường nhưng loại ray trượt ẩn này gần như được che giấu và vẫn có khả năng mở rộng hoàn toàn. Loại ray trượt kỹ thuật cao này có giá cao gấp 2 lần ray trượt mở rộng hoàn toàn, nhưng sẽ không che khuất bất cứ góc nối giữ ngăn kéo đẹp nào. Việc lắp đặt ray trượt này tương đối phức tạp, nên bạn cần phải thiết kế ngăn kéo theo hướng ngược lại – tức là bạn cần phải làm kích thước ngăn kéo bên trong và chú ý hơn đến độ dày của các cạnh. 

Photo F: Ray trượt thấp có lớp ngoài bọc mặt dưới của ngăn kéo, nó sẽ giúp cho việc kéo ngăn kéo ra được dễ dàng. Ngoài phần bao bọc ray trượt gắn vào ngăn tủ, loại ray này giống với ray trượt mở rộng hoàn toàn. 

Photo G: Hầu hết ray trượt đều cần hộc kéo phải hẹp hơn ô trống ngăn tủ. Để che lấp khoảng hở này, nhiều thợ mộc phải làm một bề mặt rời để gắn vào phần hộc kéo. 

Ray trượt gỗ: Nếu bạn không thể chấp nhận được việc có một mảnh kim loại được gắn vào tác phẩm của bạn, nhưng vẫn muốn có được một ray trượt tiện dụng thì bạn có thể nghĩ đến một ray trượt bằng gỗ. Các khớp sẽ được gắn bên dưới hộc kéo với những ưu điểm giống như ray trượt bằng kim loại, bạn sẽ không có cảm giác nó được sản xuất công nghiệp. Bạn cũng nên chà một ít sáp lên phần tiếp giáp để việc sử dụng được trơn tru hơn. 

Ray trượt gỗ có thể mở được hoàn toàn nhưng vẫn nhẹ nhàng, êm ái. Bạn có thể đặt mua những phụ kiện phù hợp, ray trượt có mộng đuôi én hoặc tự làm bằng bộ đồ nghề mộc để bàn. Nếu nó không làm hoàn toàn bằng gỗ thì sự kết hợp giữa ray/ trượt sẽ đem đến chuyển động mượt mà, với chi phí chỉ bằng một phần so với ray trượt bằng kim loại.

Kích thước ray trượt và hộc kéo

Hầu hết các ray trượt đều có nhiều kích thước chẵn từ 10 đến 28 inches, và lẻ từ 15 đến 21 inches. Chúng cũng chịu được tỷ trọng khác nhau. Để chọn được đúng kích thước thì bạn hãy đo chiều sâu của tủ và độ dài (từ trước ra sau) của hộc kéo. Các ray trượt dưới đều được thiết kế phù hợp với độ dài của ngăn kéo. Với những loại ray khác thì thường ngắn hơn độ sâu của tủ 1 inch.

Vì tỷ trọng khác nhau nên bạn phải cân nhắc xem nên bỏ gì vào hộc kéo, và việc chọn mua ray trượt cũng là một thử thách đối với bạn. Với các loại thực phẩm đóng hộp, file hồ sơ, hay dụng cụ thì cần loại ray trượt có thể chịu được sức nặng tốt hơn đối với quần áo hay vải vóc. 

Có thể chiều rộng của hộc kéo quan trọng hơn chiều dài, đặc biệt là với loại ray trượt 2 bên. Hầu hết các loại ray trượt đều cần có khoảng trống ½ inch với mỗi ray, có nghĩa là bạn cần phải làm hộc kéo hẹp hơn ô trống 1 inch, nhưng hãy kiểm tra thông số kỹ thuật trước khi sử dụng.

Vật liệu

Các nhà máy đang xem xét kết hợp vật liệu ray trượt và vật liệu hoàn thiện. Hầu hết các ray trượt đều làm bằng thép, nhưng một số vật dụng ngoài trời được sử dụng ray trượt bằng thép chống rỉ. Vật liệu mạ kẽm hoàn thiện là phổ biến nhất, một số nhà máy còn kết hợp thêm màu trắng, màu ngà, màu đen và màu nâu.

Chuyển động hộc kéo

Vẫn có những lựa chọn khác được kết hợp vào kỹ thuật chuyển động ngăn kéo. Một số ngăn kéo có khả năng tự đóng, một cặp lò xo sẽ bị nén lại vài inches khi bạn ấn vào để đóng ngăn kéo, nó kéo ngăn kéo vào ô trống của nó mà không cần đóng mạnh. Một số ray trượt có khả năng “ấn mở”, bạn chỉ cần ấn nhẹ vào thì ngăn kéo sẽ bật ra khỏi tủ vài inches mà không cần phải kéo. 

Thiết kế ray trượt và hộc kéo

Hầu hết ray trượt chỉ chiếm ½ inch khoảng trống của hai bên hộc kéo, nên để che khoảng không này thì bạn cần làm một bề mặt lớn hơn hộc kéo, bề mặt này sẽ hoàn toàn tách rời so với phần hộc bên trong.


Please Share

Leave a Reply